Quản lý kho hàng trong lĩnh vực may mặc không chỉ đơn giản là sắp xếp hàng tồn kho một cách có hệ thống. Mà đó còn là cả yêu cầu tối ưu diện tích nhà kho để tồn kho hiệu quả, luân chuyển dòng chảy hàng hóa thuận tiện theo xu hướng thị trường.

Để đạt được sự cân bằng giữa chi phí quản lý hàng tồn kho và lợi nhuận từ hoạt động cung ứng là thách thức lớn đối với nhà quản lý kho. Hãy cùng tìm hiểu thêm về những khó khăn quản lý kho hàng may mặc thường phải đối mặt qua bài viết dưới đây nhé!

5 khó khăn thường gặp khi quản trị kho vải

1.    Lượng tồn kho lớn Mật độ lưu trữ dày

Đây là một trong những điểm khó khăn nhất mà người quản lý kho hàng may mặc phải đối mặt vì phải giữ lượng hàng tồn kho lớn đa dạng về thiết kế, kiểu dáng mẫu mã, màu sắc lẫn kích thước tương ứng.

Ở khía cạnh khác, số lượng tồn kho khi có sự chênh lệch giữa giá trị sổ sách và giá trị thực tế báo động đỏ cho hạng mục quản trị kho hàng may mặc.

Xem thêm: Tại sao kho xưởng cần lắp đặt kệ chứa hàng?

2.    Yếu kém trong việc kiểm soát chất lượng nguồn hàng

Lỗi có thể thuộc bất kỳ loại vải nào tùy thuộc vào tính chất, thiết kế... Lô hàng “bị đào thải” khi có dấu hiệu hoặc đối mặt với nguy cơ hỏng hóc đem đến khoản thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Chưa kể, hàng ứ đọng, hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng tồn kho số lượng lớn còn phản ánh dấu hiệu trì trệ ở khâu phân phối đầu ra.

3.    Sắp xếp hàng hóa không hợp lý gây cản trở khi xe nâng khi thao tác di chuyển

Việc tập trung cải thiện mật độ lưu trữ khiến không ít đơn vị lơ là trong thiết kế lối đi “đủ rộng”. Khiến quá trình xe nâng di chuyển bị cản trở. Hoặc nghiêm trọng hơn va chạm với hệ thống giá kệ để hàng.

4.    Yếu kém trong nghiệp vụ chuyên môn vận hành

Rất nhiều nhà kho mắc sai phạm do yếu kém đến từ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ vận hành. Nhân sự thiếu kỹ năng chuyên môn, sự thay đổi vị trí nhân sự, thiết bị lạc hậu… gián tiếp gây nên sự cố va chạm bên trong nhà kho.

5.    Môi trường quản lý kho vải không phù hợp

Kho vải khá nhạy cảm với điều kiện môi trường ngoài. Môi trường nhiệt độ, độ ẩm cao; điều kiện bảo quản thay đổi thất thường là nguyên nhân gây ra mối mọt, nấm mốc.

Kinh nghiệm quản lý kho vải chuyên nghiệp

1.    Phân loại vải trong kho

Kho chứa nguyên vật liệu hay kho thành phẩm ngành hàng may mặc đều khá nhạy cảm. Chẳng những thế, kho lưu trữ khá đa dạng với số lượng, màu sắc, đặc điểm... Mỗi khu vực dễ dàng nhận biết và quản lý kho hiệu quả:

·      Phân loại vải theo chất liệu

·      Phân loại vải theo số lượng

·      Phân loại vải theo giá thành

·      Phân loại vải theo tính chất vải

·      Phân loại vải theo công dụng

Việc phân loại thành những khu vực nhỏ giúp bạn có phương án quản lý phù hợp hơn.

2.    Lắp đặt kệ kho để vải chuyên dụng

Sử dụng kệ kho để vải để phân bổ, sắp xếp và lưu trữ kho vải một cách khoa học đảm bảo an toàn cho kho vải không bị ẩm mốc. Tiết kiệm chi phí vận hành hơn.

Các nhà quản lý kho phải nghiên cứu kỹ lưỡng phương án lưu kho vải lên kệ hàng để có thể tối ưu hóa lợi ích về việc luân chuyển kho lẫn hiệu quả diện tích không gian nhà kho.

3.    Phân loại

Nếu các sản phẩm được dán nhãn phản ánh rő ràng mã của nhà cung cấp và ngày đến, thời gian truy xuất nguồn gốc có thể giảm đáng kể. Nhãn dán là cách tốt nhất để vận hành hàng tồn kho số lượng lớn. Quản lý tất cả những điều này theo cách thủ công là điều không thể đối với người quản lý kho.

4.    Sắp xếp

Việc bố trí lối đi và sắp xếp hàng hóa phải theo cách tận dụng tối đa không gian lưu trữ, có không gian thuận tiện cho việc di chuyển của người lao động.

Ngành công nghiệp may mặc có sự thay đổi theo mùa nhanh chóng và một khi bạn bỏ lỡ thời điểm luân chuyển hàng dự trữ thích hợp, toàn bộ hàng bán sẽ mất khả năng tối ưu về mặt lợi nhuận.

5.    Kiểm kê hàng tồn kho thường xuyên

Chúng tôi đã nhắc nhiều yêu cầu cấp thiết đối với hoạt động kiểm kê hàng tồn kho cho thấy tầm quan trọng của hạng mục này. Đây là công việc quan trọng không chỉ giúp doanh nghiệp nắm được số lượng mà còn cả về mặt chất lượng vải trong kho.

Tất cả những vấn đề sẽ được ghi chép lại và có phương án ngay khi phát hiện sai phạm hoặc rủi ro thiệt hại liên quan.

>>> Học cách quản lý kho vải thông minh

Chúng tôi luôn hy vọng bạn sẽ có phương án quản lý kho vải hiệu quả nhất sau khi tham khảo bài viết!