Các chuỗi hàng bán lẻ đang tăng tốc dự trữ hàng hóa để cạnh tranh về nguồn hàng và năng lực cung ứng. Vậy đâu sẽ là mánh khóe giúp nhà bán lẻ vững vàng lợi thế cạnh tranh? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Tại sao các nhà bán lẻ cần chú trọng đến tồn kho?

Cần 5 lý do khiến doanh nghiệp bán lẻ chú trọng đầu tư vào hạng mục tồn kho:

1.    Tính ổn định: Tồn kho duy trì một lượng hàng hóa có tiềm năng tối ưu doanh thu và lợi nhuận cao cho tổ chức.

2.    Tính giá trị: Tồn kho hiệu quả đảm bảo chất lượng hàng hóa ổn định. Trường hợp thị trường biến động, doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt lợi thế bán giá thị trường chấp nhận chi trả.

3.    Tính hiệu quả về mặt chi phí: Kiểm soát và điều chỉnh lượng tồn kho nhất định, tiết kiệm đáng kể chi phí khi không phải mua hàng giá cao trong trường hợp cầu vượt cung.

4.    Tính kinh tế nhờ quy mô: Quy mô tồn kho đem đến lợi thế cân bằng cung - cầu.

5.    Tồn kho là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng ngành hàng mang tính cấp thiết như hàng tiêu dùng.

Lời giải cho sàn đấu tồn kho giữa các nhà bán lẻ

1.    Dự đoán chính xác nhu cầu thị trường

Mô hình bán nhu yếu phẩm sẽ được nhân rộng và biên lợi nhuận tốt hơn nếu doanh nghiệp chủ động trong việc ổn định nguồn hàng. Chủ đầu tư thông thái là người biết chính xác khách hàng sẽ mua gì?

Việc các cửa hàng bán lẻ đang tích cực tích trữ hàng tồn kho sẽ phản tác dụng nếu không nắm vững yêu cầu thị trường. Trong khi ngành bán lẻ đang trải qua thời kỳ biến động. Nắm chắt nhu cầu tiêu thụ cùng sản lượng tương ứng cùng kỳ là cơ sở để dự đoán chính xác nhu cầu thị trường.

2.    Kiểm tra hàng tồn kho thực tế

Nhờ khả năng dự báo tốt nên tỷ lệ hàng được mua với hiệu suất cao tốt. Nhưng điều đó không nghĩa trên mặt trận tồn kho, cửa hàng của bạn đã thành công. Bởi hiệu quả tồn kho còn được đong đếm bởi nhiều nhân tố khác.

Song trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đang đau đầu khi rơi vào tình trạng tồn kho trên thực tế chênh lệch so với giá trị sổ sách. Ngoài thiệt hại kinh tế, thực trạng này còn gián tiếp gây ra nhiều hệ lụy như: xung đột nội bộ, suy giảm văn hóa doanh nghiệp, hoạt động cung ứng bị gián đoạn… Chưa kể, một lượng lớn sản phẩm không được kiểm soát tốt dẫn đến hư hỏng, chất lượng suy giảm. Đương nhiên, doanh nghiệp cần triển khai hoạt động kiểm kê tồn kho thường xuyên và định kỳ.

3.    Vận hành kho ngành bán lẻ theo phương pháp FIFO

Gập ghềnh trước cơn sóng dữ, tồn kho ngành hàng bán lẻ đòi hỏi phương pháp tiếp cận thông minh. Do đó cần tuân thủ phương pháp xuất nhập hàng FIFO. Hoạt động trên nguyên tắc Hàng nhập trước Xuất kho trước, tồn kho bán lẻ không chỉ được kiểm soát tốt về mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng.

Giờ là lúc, bạn “phô diễn” tất cả những gì cửa hàng mình có. Bằng nghệ thuật bố trí hàng hóa chuyên nghiệp lên kệ để sản phẩm trưng bày  sức hút hàng hóa sẽ khiến người tiêu dùng muốn mua và sở hữu ngay. Tuy nhiên, đây không phải là hạng mục dễ thực hiện nếu chưa thực sự vững vàng về kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tiễn.

Đừng lo lắng, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn!

>>> Cách trưng bày sản phẩm trong các cửa hàng nhỏ

Một trong những ngành hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ "cơn bão" mang tên Đại dịch Covid 19 nhưng lại có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Thị trường rồi sẽ chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục nếu doanh nghiệp. Nhưng trước hết, doanh nghiệp phải giải quyết bài toán tồn kho.